Lịch sử Rửa_tiền

Khái niệm về các quy định về rửa tiền bắt đầu từ thời cổ đại và gắn liền với sự phát triển của tiền tệngân hàng. Rửa tiền được thực hiện lần đầu tiên với những cá nhân giấu diếm tài sản để tránh bị nhà nước đánh thuế hoặc bị tịch thu tài sản hoặc kết hợp cả hai.

Ở Trung Quốc, các thương gia từ khoảng năm 2000 TCN đã che giấu tài sản của họ, không để vua biết được, nếu không sẽ có nguy cơ bị tịch thu toàn bộ tài sản và bị trục xuất ra khỏi vương quốc. Ngoài việc giấu tài sản, các thương gia đã chuyển tiền và đầu tư vào các doanh nghiệp khác ở các tỉnh xa hơn hoặc thậm chí ở bên ngoài Trung Quốc.[6]

Trong hàng thiên niên kỷ, nhiều vua chúa đã áp đặt các quy tắc cho phép tịch thu tài sản của các thần dân của họ và điều này dẫn tới sự phát triển của ngân hàng offshoretrốn lậu thuế. Một trong những phương pháp lâu dài là sử dụng ngân hàng song song hoặc hệ thống chuyển tiền phi chính thức như Hawala cho phép chuyển tiền ra nước ngoài mà tránh được sự giám sát của nhà nước.

Trong thế kỷ 20, việc tịch thu tài sản lại trở nên phổ biến khi nó được xem như là một công cụ bổ sung để phòng chống tội phạm. Lần đầu tiên việc tịch thu này được thực hiện là trong suốt thời kỳ cấm rượu ở Hoa Kỳ trong những năm 1930. Điều này đã cho thấy một các cơ quan thi hành luật pháp của tiểu bang và cơ quan pháp luật tại Hoa Kỳ đã tập trung theo dõi và tịch thu tiền có nguồn gốc bất hợp pháp. Các tội phạm có tổ chức đã phát triển mạnh và có được nguồn thu nhập lớn từ lệnh cấm này nhờ việc bán rượu lậu.

Trong những năm 1980, cuộc chiến chống ma túy đã dẫn các chính phủ quay trở lại các quy định về rửa tiền nhằm thu giữ tiền thu được từ tội phạm liên quan đến ma túy nhằm bắt các tổ chức và cá nhân điều hành đế chế ma túy. Xét trên quan điểm thực thi pháp luật, điều này có lợi khi việc chuyển quy tắc bằng chứng bị đảo ngược lại. Người thi hành luật thường phải chứng minh một cá nhân có tội để có thể kết tội họ. Nhưng với các luật về rửa tiền, tiền có thể bị tịch thu và cá nhân sẽ phải chứng minh rằng nguồn tiền này là hợp pháp nếu họ muốn nhận lại tiền. Điều này làm cho cơ quan thực thi pháp luật hành động dễ dàng hơn.

Sự kiện 11 tháng 9 xảy ra năm 2001, sau đó hình thành Đạo luật Patriot tại Hoa Kỳ và các luật tương tự trên toàn thế giới, dẫn tới một sự chú trọng mới đến các luật rửa tiền để chống tài trợ khủng bố.[7] Các quốc gia G7 đã sử dụng Lực lượng Tài chính về Rửa tiền để gây sức ép lên các chính phủ trên thế giới phải tăng cường theo dõi, giám sát các giao dịch tài chính và chia sẻ thông tin này giữa các quốc gia. Bắt đầu từ năm 2002, các chính phủ trên khắp thế giới đã nâng cấp luật rửa tiền, theo dõi và giám sát các hệ thống về giao dịch tài chính. Các quy định về chống rửa tiền đã trở thành gánh nặng lớn hơn nhiều đối với các tổ chức tài chính và việc thi hành các quy định này đã tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2011-2015, một số ngân hàng lớn phải đối mặt với các khoản tiền phạt vi phạm các quy định về rửa tiền, bao gồm HSBC, đã bị phạt 1,9 tỷ USD vào tháng 12 năm 2012 và BNP Paribas đã bị chính phủ Hoa Kỳ phạt 8,9 tỷ USD vào tháng 7 năm 2014.[8] Nhiều quốc gia đã đưa ra các kiểm soát mới hoặc tăng cường kiểm soát biên giới về lượng tiền mặt tối đa có thể mang theo và thiết lập các hệ thống báo cáo giao dịch trung ương, tại đó tất cả các tổ chức tài chính phải báo cáo tất cả các giao dịch tài chính bằng điện tử. Ví dụ, năm 2006, Úc thành lập hệ thống AUSTRAC và yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tài chính.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rửa_tiền http://www.austrac.gov.au/ar-14-15-austrac-at-a-gl... http://www.antimoneylaunderinglaw.com/aml-law-in-c... http://www.countermoneylaundering.com/public/conte... //ssrn.com/abstract=2765010 http://www.fatf-gafi.org/topics/financialinclusion... http://www.imf.org/external/np/leg/amlcft/eng/ http://www.un.org/ga/20special/presskit/themes/mon... https://gettingthedealthrough.com/area/50/anti-mon... https://dealbook.nytimes.com/2014/06/30/bnp-pariba... https://aml-cft.net/library/money-laundering/